Tuyên truyền, phổ biến nội dung cơ bản của dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013

Thứ năm - 22/05/2025 05:05
Ngày 05/5/2025, Quốc hội khóa XV đã thảo luận và thông qua Nghị quyết số 194/2025/QH15 với 452 đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành (chiếm tỷ lệ 100% số đại biểu có mặt và 94,56% tổng số đại biểu Quốc hội).
   Theo đó, Quốc hội đã quyết định xem xét sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 để thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị với phạm vi sửa đổi tập trung vào các quy định của Hiến pháp năm 2013 về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và việc phân định đơn vị hành chính, tổ chức chính quyền địa phương.
   Đồng thời, nhằm đảm bảo tính dân chủ và minh bạch, Quốc hội đã triển khai rộng rãi việc lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Nghị quyết sửa đổi Hiến pháp năm 2013. Người dân có thể góp ý kiến trực tiếp trên ứng dụng VNeID, Cổng thông tin điện tử Quốc hội, Cổng thông tin điện tử Chính phủ hoặc gửi ý kiến bằng văn bản đến các cơ quan có trách nhiệm tổng hợp ý kiến của nhân dân.
Nội dung Đường dẫn đến nguồn thông tin chính thống của Chính phủ
1. Hướng dẫn thực hiện góp ý sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp trên VneID https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/huong-dan-thuc-hien-gop-y-sua-doi-bo-sung-mot-so-dieu-cua-hien-phap-tren-vneid-119250507153616593.htm
2. So sánh các nội dung dự kiến sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 với quy định hiện hành https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/so-sanh-cac-noi-dung-du-kien-sua-doi-bo-sung-mot-so-dieu-cua-hien-phap-nam-2013-voi-quy-dinh-hien-hanh-119250506053613162.htm
3. Toàn văn Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013 https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/toan-van-du-thao-nghi-quyet-sua-doi-bo-sung-mot-so-dieu-cua-hien-phap-nuoc-cong-hoa-xa-hoi-chu-nghia-viet-nam-nam-2013-119250506052556171.htm
   Việc sửa đổi Hiến pháp giúp các cấp chính quyền giảm bớt thủ tục hành chính, nâng cao tính chuyên nghiệp, đảm bảo thống nhất trong hoạt động. Nâng cao hiệu quả quyền giám sát và phản biện xã hội của nhân dân, giúp nhân dân tham gia sâu hơn vào quá trình quản lý nhà nước. Đồng thời, dự thảo Nghị quyết còn áp dụng cơ chế chuyển tiếp để đảm bảo quá trình sắp xếp lại bộ máy nhà nước diễn ra đồng bộ, không gây gián đoạn đến hoạt động của các cơ quan, tổ chức.
Nguồn:
 
1. Báo Điện tử Chính phủ - Cổng Thông tin điện tử Chính phủ
2. Ban thông tin, truyền thông y tế Bệnh viện đa khoa Cà Mau

Tổng số điểm của bài viết là: 12 trong 5 đánh giá

Xếp hạng: 2.4 - 5 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây