Cảnh báo hoạt động giả mạo tài khoản mạng xã hội để lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Phạm Nhất Khoa
2024-03-13T05:14:10-04:00
2024-03-13T05:14:10-04:00
https://bvdkcamau.vn/vi/news/Tin-tuc/canh-bao-hoat-dong-gia-mao-tai-khoan-mang-xa-hoi-de-lua-dao-chiem-doat-tai-san-229.html
https://bvdkcamau.vn/uploads/news/2024_03/image.png
Bệnh viện đa khoa Cà Mau
https://bvdkcamau.vn/uploads/banner-bvcm.png
Thứ tư - 13/03/2024 05:00
Thời gian qua xuất hiện một số đối tượng giả mạo tài khoản facebook, zalo, email của lãnh đạo tỉnh, các sở, ban ngành, giám đốc các công ty, cá nhân có uy tín…để nhờ chuyển tiền, nộp tiền vào tài khoản ngân hàng do đối tượng cung cấp hoặc yêu cầu nạn nhân tự đăng ký 01 tài khoản ngân hàng, chuyển tiền vào tài khoản đó, cung cấp tài khoản, mật khẩu, mã OTP cho các đối tượng, sau đó chúng rút tiền trong tài khoản để chiếm đoạt.
Phương thức, thủ đoạn hoạt động của các đối tượng thường thu thập thông tin cá nhân, số điện thoại, hình ảnh của các đồng chí lãnh đạo các sở, ban, ngành, giám đốc các công ty, người có uy tín... được công khai trên cổng thông tin điện tử của địa phương và các tài khoản mạng xã hội Facebook, Zalo nhằm mục đích xây dựng các kịch bản lừa đảo. Trên cơ sở đó, chúng thiết lập tài khoản mạng xã hội Facebook, Zalo, Email khác (tài khoản mạo danh) với tên giống với tên lãnh đạo và sử dụng hình ảnh thu thập được làm ảnh đại diện.
Sau đó, chúng kết bạn với những người có tên trong danh sách bạn bè của tài khoản thật hoặc có thể lấy thông tin công khai về cán bộ, công chức, viên chức của các cơ quan. Tiếp đến đối tượng thực hiện hành vi lừa đảo bằng cách nhắn tin hỏi thăm, tạo lòng tin với những người vừa kết bạn để hỏi mượn một số tiền lớn, nhờ chuyển tiền cho người thân của lãnh đạo để giải quyết việc cá nhân hoặc chuyển tiền để phục vụ công tác của cơ quan. Số tiền này thường được yêu cầu gửi vào một tài khoản ngân hàng của một người khác hoặc số tài khoản có tên tương tự lãnh đạo các sở, ban, ngành... được chúng mua lại trên mạng và thực hiện hành vi chiếm đoạt.
Để phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nhất là lừa đảo qua mạng Internet, mạng xã hội, sử dụng hình thức chuyển khoản để lừa đảo, người dân tích cực tố giác tội phạm, cảnh giác trước phương thức thủ đoạn của tội phạm
- Khi tham gia, sử dụng, chia sẻ thông tin trên mạng xã hội không cung cấp, công khai thông tin cá nhân như ngày tháng năm sinh, hình ảnh CMND/CCCD, số điện thoại, số tài khoản ngân hàng... để tránh bị đối tượng lợi dụng khai thác để lừa đảo chiếm đoạt tài sản; đặt chế độ bảo mật xác thực hai bước qua điện thoại, email; định kỳ 03 tháng thay đổi mật khẩu các ứng dụng, dịch vụ mạng xã hội của cá nhân, lưu ý đặt mật khẩu gồm chữ hoa, chữ thường, số, ký tự đặc biệt để đảm bảo an toàn cho các tài khoản mạng xã hội của cá nhân.
- Tuyệt đối không cung cấp, tiết lộ tài khoản, mật khẩu, mã OTP cho người khác. Trước khi chuyển tiền cho người khác liên lạc qua các ứng dụng tin nhắn như messenger, zalo, gmail… nên xác nhận bằng cách gọi điện đến người đề nghị chuyển tiền để xác nhận. Không cho người khác mượn, thuê các giấy tờ cá nhân như CCCD/CMND, bằng lái xe, hộ chiếu…. Không truy cập vào đường link lạ, khác thường có đuôi như .vip, .top, .cc, .bitly, .link, .tip, .apk... để đảm bảo an toàn và phòng ngừa các hành vi lừa đảo qua mạng xã hội.
- Khi phát hiện đối tượng có dấu hiệu giả mạo tài khoản Facebook, Zalo,... để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, đề nghị thông báo, cung cấp thông tin cho cơ quan công an nơi gần nhất để phục vụ công tác đấu tranh, điều tra, xử lý./.