ĐỀ ÁN Sử dụng một phần cơ sở và thiết bị y tế để khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu tại Bệnh viện đa khoa Cà Mau giai đoạn 2020-2022

Thứ tư - 28/10/2020 23:14
- Luật Khám chữa bệnh số 40/2009/QH12 ngày 23 tháng 11 năm 2009 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam;
Mẫu số 02/TSC-ĐA
 
       SỞ Y TẾ CÀ MAU                              CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
BỆNH VIỆN ĐK CÀ MAU                                       Độc lập-Tự do-Hạnh phúc

Số:    /ĐA-BVCM                                                                Cà Mau, ngày 18 tháng 8  năm 2020
 

ĐỀ ÁN

Sử dụng một phần cơ sở và thiết bị y tế để khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu tại Bệnh viện đa khoa Cà Mau giai đoạn 2020-2022

 

I. CƠ SỞ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

  1. Cơ sở pháp lý
- Luật Khám chữa bệnh số 40/2009/QH12 ngày 23 tháng 11 năm 2009 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam;
- Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với sự nghiệp công lập;
- Nghị định số 85/2012/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ về cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập và giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập;
- Nghị định số16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập;
- Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công;
-Thông tư số144/201//TT-BTC ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công;
- Thông tư số 13/2019/TT-BYT ngày 05 tháng 7 năm 2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2018/TT-BYT ngày 31 tháng 11 năm 2018 của Bộ Y tế quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế trong một số trường hợp;
- Thông tư số14/2019/TT-BYT ngày 5 tháng 7 năm 2019 của Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 37/2018/TT-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định mức tối đa khung giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ bảo hiểm y tế trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong một số trường hợp;
- Thông tư số 25/2014/TT-BTC ngày 17 tháng 02 năm 2014 của Bộ Tài chính quy định phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ;
- Nghị quyết số 22/2019/NQ-HĐND ngày 06 tháng 12 năm 2019 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Cà Mau về giá một số dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của quỹ bảo hiểm y tế trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập trên địa bàn tỉnh Cà Mau;
- Công văn số1346/BYT-KH-TC ngày 18 tháng 3 năm 2020 của Bộ Y tế về việc tăng cường quản lý các hoạt động khám, chữa bệnh theo yêu cầu;
- Quyết định số 2261/QĐ-UBND ngày 23 tháng 12 năm 2019 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Cà Mau về việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính cho các đơn vị sự nghiệp công lập cấp tỉnh (trong đó, Bệnh viện đa khoa Cà Mau tự bảo đảm chi thường xuyên);
- Công văn số 803/TB-VP ngày 05 tháng 10 năm 2017 về ý kiến kết luận của Phó Chủ tịchỦy ban Nhân dân tỉnh Cà Mau tại buổi khảo sát làm việc với Bệnh viện đa khoa Cà Mau.

2. Cơ sở thực tiễn

2.1. Chức năng, nhiệm vụ:

Thực hiện theo Quyết định số 1895/1997/QĐ-BYT ngày 19 tháng 9 năm 1997 của Bộ trưởng Bộ Y tế về ban hành quy chế bệnh viện - Bệnh viện đa khoa Cà Mau là đơn vị trực thuộc Sở Y tế tỉnh Cà Mau, là bệnh viện tuyến cuối trong Tỉnh thực hiện nhiệm vụ khám bệnh, chữa bệnh (KCB) cho nhân dân trong và ngoài tỉnh Cà Mau. Đơn vị có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu riêng và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và các ngân hàng thương mại để giao dịch. Các chức năng và nhiệm vụ theo luật định bao gồm:
2.1.1. Cấp cứu - Khám bệnh - Chữa bệnh
Tiếp nhận tất cả các trường hợp người bệnh trong tỉnh, từ nơi khác chuyển đến để cấp cứu, KCB nội trú và ngoại trú.
Tổ chức khám sức khỏe và chứng nhận sức khỏe theo quy định của Nhà nước.
Chuyển người bệnh lên tuyến trên khi Bệnh viện không đủ khả năng điều trị.
2.1.2. Đào tạo cán bộ y tế
- Bệnh viện là cơ sở thực hành cho trường Cao đẳng Y tế Cà Mau, các lớp đào tạo chuyên môn do Sở Y tế hợp đồng giảng dạy…
- Tổ chức đào tạo liên tục cho các bệnh viện và cơ sở y tế tuyến dưới, nâng cao trình độ chuyên môn KCB và kỹ năng quản lý chăm sóc sức khoẻ ban đầu.
2.1.3. Nghiên cứu khoa học
-Tổ chức tổng kết đánh giá các đề tài và chương trình nghiên cứu y học.
- Tham gia các nghiên cứu khoa học về y tế và công tác chăm sóc sức khỏe.
2.1.4. Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn, kỹ thuật
- Lập kế hoạch và chỉ đạo tuyến dưới (các bệnh viện hạng II-III trong tỉnh) thực hiện và phát triển kỹ thuật chuyên môn.
- Kết hợp với bệnh viện tuyến dưới thực hiện các chương trình về chăm sóc sức khoẻ ban đầu trong địa bàn tỉnh.
2.1.5. Phòng bệnh
- Phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh thường xuyên thực hiện nhiệm vụ phòng bệnh, phòng dịch.
- Tuyên truyền, giáo dục sức khỏe cho cộng đồng.

 
2.1.6. Hợp tác quốc tế
Tham gia các chương trình hợp tác với các tổ chức và cá nhân ở ngoài nước theo quy định của Nhà nước.
2.1.7. Quản lý kinh tế y tế
- Lập kế hoạch sử dụng hiệu quả nguồn ngân sách Nhà nước cấp cũng như các nguồn kinh phí khác tại đơn vị.
- Khai thác tăng nguồn thu từ các dịch vụ KCB cho tất cả các đối tượng,các dịch vụ đi kèm khác từ kinh phí đầu tư của nước ngoài và các tổ chức kinh tế.
- Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về hạch toán thu, chi ngân sách và các chi phí trong công tác khám bệnh, chữa bệnh.

2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Bệnh viện đa khoa Cà Mau

2.2.1. Ban Giám đốc: 03 người
2.2.2. Phòng chức năng: 09 phòng
               -Phòng Tổ chức cán bộ
               - Phòng Hành chánh quản trị
               - Phòng Kế hoạch tổng hợp
               - Phòng Điều dưỡng
               - Phòng Vật tư trang thiết bị y tế
               - Phòng Tài chính kế toán
               - Phòng Công nghệ thông tin
               - Phòng Quản lý chất lượng
- Phòng Công tác xã hội
2.2.3. Các khoa lâm sàng: 24 khoa
               - Khoa Cấp cứu
               - Khoa Hồi sức tích cực & chống độc
               - Khoa Nội Tim mạch
               - Khoa Nội Thần kinh
               - Khoa Lão học
               - Khoa Nội Tiêu hóa
               - Khoa Ngoại tổng hợp
               - Khoa Ngoại Chấn thương chỉnh hình
               - Khoa Ung bướu
               - Khoa Ngoại Thần kinh
               - Khoa Gây mê hồi sức
               - Khoa Nội tiết
               - Khoa Răng hàm mặt
               - Khoa Huyết học lâm sàng
               - Khoa Mắt
               - Khoa Nhiễm
               - Khoa Hô hấp-Lao
               - Khoa Tâm thần
               - Khoa Vật lý trị liệu &Phục hồi chức năng
               - Khoa Da liễu
               - Khoa Tai mũi họng
               - Khoa Lọc máu
               - Khoa Khám bệnh
- Khoa Dịch vụ
2.2.4. Các khoa cận lâm sàng: 07 khoa
               - Khoa Dược
               - Khoa Xét nghiệm
               - Khoa Chẩn đoán hình ảnh           
               - Khoa Thăm dò chức năng
               - Khoa Giải phẫu bệnh       
               - Khoa Dinh dưỡng
               - Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn

2.3. Kết quả thực hiện nhiệm vụ của đơn vị trong 3 năm gần nhất và kế hoạch phát triển trong các năm tiếp theo.

2.3.1. Kết quả thực hiện nhiệm vụ của Bệnh viện trong 3 năm 2017-2019:
Bệnh viện đa khoa Cà Mau là bệnh viện hạng II được Sở Y tế tỉnh Cà Mau giao chỉ tiêu hàng năm về công tác KCB cho nhân dân. Những năm qua, Bệnh viện đã tổ chức, thực hiện nhiệm vụ KCB và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Biểu số 1: Kết quả thực hiện nhiệm vụ trong 3 năm 2017-2019
 
Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Giường thực kê 900 900 920
Số lần khám bệnh kê đơn ngoại trú 586.156 632.394 669.452
Số bệnh nhân nội trú 47.307 51.380 52.781
Số ca phẫu thuật 6204 7140 7602
Tổng số lần XN sinh hoá 2.134.248 2.363.943 1.589.793
Tổng số máu đã sử dụng
(1 đơn vị = 250ml)
8.119 đv 10.023 đv 9.497 đv
Tổng số XN chẩn đoán hình ảnh 76.951 88.355 91.903
X-quang 60.967 68.098 68.424
  CT Scanner 14.980 18.773 22.226
  Cộng hưởng từ 878 1.375 1.081
  Nhũ ảnh 126 109 172
Tổng số XN thăm dò chức năng 51.486 61.390 66.862
  Siêu âm 25.042 30.332 33.860
  Điện tim 22.850 28.177 30.522
  Nội soi 3.594 2.881 2.480
Ngày điều trị bình quân 6,2 6.2 6.2
Ngày sử dụng giường bệnh 27,1 29.4 30.5
Công suất giường bệnh 89,2% 96.5% 100.3%
2.3.2. Kế hoạch phát triển trong các năm tiếp theo:
2.3.2.1. Công tác cấp cứu, khám chữa bệnh:
- Đảm bảo cấp cứu kịp thời người bệnh.
- Không ngừng nâng cao chất lượng khám và điều trị, từ đó tạo được niềm tin cho người bệnh và nhân dân trong tỉnh và các vùng lân cận, thu hút bệnh nhân.
- Tăng cường điều trị ngoại trú và điều trị trong ngày nhằm giảm ngày điều trị nội trú trung bình và chống quá tải bệnh viện.
- Chủ động triển khai thực hiện các kỹ thuật, thủ thuật mới theo phân tuyến và theo khả năng. Đảm bảo phát triển tối đa các chuyên ngành mũi nhọn của Bệnh viện và sử dụng hiệu quả các trang thiết bị hiện có của Bệnh viện.
2.3.2.2. Kế hoạch chỉ đạo tuyến, Đề án 1816 và Đề án Bệnh viện vệ tinh:
a. Nhận chuyển giao từ tuyến trên.
- Đề án 1816:
+ Nhận chuyển giao kỹ thuật "Phẫu thuật điều trị gãy xương gò má bằng nẹp vít hợp kim" từ Bệnh viện Răng-hàm-mặt Trung ương TP.HCM;
+ Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm (chuyển tiếp) từ Bệnh viện Chợ Rẫy.
- Đề án Bệnh viện vệ tinh với BV Chợ Rẫy và Bệnh viện Ung bướu TP.HCM:
+ Chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình: Phẫu thuật thay khớp háng toàn phần, phẫu thuật nội soi khớp gối, phẫu thuật chuyển vạt da trong chấn thương-bỏng và vi phẫu thuật tạo hình.
+ Chuyên khoa Tim mạch: Chụp, nong và đặt stent động mạch vành, đặt máy tạo nhịp can thiệp cho các rối loạn nhịp.
+ Chuyên khoa Ung bướu: Gồm 03 gói - Gói Hóa trị các bệnh lý ung thư; Gói Phẫu trị (nội soi cắt đại trực tràng, phẫu thuật ung thư vú, phẫu thuật ung thư đầu mặt cổ) và Gói đào tạo và chuyển giao kỹ thuật xạ trị.



b. Chỉ đạo tuyến và chuyển giao kỹ thuật tuyến dưới:
Bệnh viện đa khoa Cà Mau thành lập hai đoàn chỉ đạo tuyến mỗi năm để chỉ đạo tuyến đến 10 đơn vị trong toàn tỉnh. Các đoàn sẽ tiến hành khảo sát, đánh giá hiệu quả công tác hoạt động chuyên môn kỹ thuật, nắm bắt yêu cầu chuyển giao kỹ thuật của tuyến dưới, đề xuất tổ chức thực hiện nhiệm vụ và đào tạo, chuyển giao kỹ thuật tiến hành  theo kế hoạch cụ thể cho từng đơn vị có yêu cầu.
2.3.2.3. Nghiên cứu khoa học:
- Nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng khoa học kỹ thuật bệnh viện.
- Tiếp tục tổ chức hoàn thiện thêm một số đề tài khoa học đã đăng ký và bảo vệ xong đề cương với hội đồng khoa học kỹ thuật Sở Y tế.
- Triển khai cho các khoa làm nghiên cứu cấp Bệnh viện, Tỉnh và Nhà nước.
- Khuyến khích cán bộ công chức phát huy sáng kiến cải tiến khoa học, quy trình 5S, quy trình cải tiến chất lượng và ứng dụng thực tế cho công việc.
2.3.2.4. Công tác đào tạo:
- Lập kế họach cụ thể các lớp cần đào tạo tại chỗ để cập nhật kiến thức, kỹ năng cho cán bộ viên chức.
- Cử cán bộ viên chức đi học các khóa nâng cao trình độ chuyên môn theo chương trình đào tạo chuyên ngành cũng như công tác đào tạo cho tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật theo nhu cầu thực tế của từng địa phương.
- Tiếp tục phối hợp với Sở Y tế và Trường Đại học Y dược Cần Thơ tạo điều kiện cho các sinh viên năm cuối và học viên sau đại học thực hành tại bệnh viện.
2.3.2.5. Quản lý kinh tế y tế:
- Tăng cường công tác giám sát, quản lý nguồn thu trong đơn vị. Kết hợp chặt chẽ với các khoa để có biện pháp thu đúng, thu đủ, chống thất thu.
- Quản lý các loại hình dịch vụ phù hợp với lĩnh vực chuyên môn, khả năng của đơn vị để tăng nguồn thu cho đơn vị. Ngoài việc bảo đảm chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh cơ bản cho người dân còn phát huy các dịch vụ kỹ thuật phục vụ điều trị theo yêu cầu gồm dịch vụ y tế tăng cường và các dịch vụ tiện ích khác.
- Hoàn thành các định mức trong các dịch vụ kỹ thuật tại bệnh viện nhằm giám sát, hạn chế ở mức thấp nhất vấn đề lãng phí vật tư y tế tiêu hao, hóa chất ... khi thực hiện dịch vụ kỹ thuật mà không ảnh hưởng tới công tác điều trị.

II. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA ĐỀ ÁN

1. Thực trạng quản lý, sử dụng tài sản tại đơn vị

1.1. Thực trạng quản lý, sử dụng tài sản tại đơn vị theo nhóm tài sản

1.1.1. Nhà làm việc gắn liền với đất: Bệnh viện được xây dựng và chính thức đi vào hoạt động năm 2009. Tổng diện tích xây dựng là 93.152m2 với nguyên giá dự án xây dựng bệnh viện là 128.939.650.357 đồng.
Cơ sở hạ tầng theo cấu trúc 4 tầng với các dãy nhà thuộc khoa lâm sàng, cận lâm sàng, khu kỹ thuật nghiệp vụ và khu hành chính. Công trình cơ bản đáp ứng được nhu cầu KCB cho nhân dân trong và ngoài tỉnh. Tuy nhiên, hiện tại một số khu vực đã cũ, xuống cấp nghiêm trọng. Theo kế hoạch sẽ được sửa chữa, nâng cấp, đồng thời xây thêm vài blocks mới.
1.1.2. Về đất: Căn cứ Quyết định số 1095/QĐ-TTg ngày 26 tháng 11 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ, Bệnh viện đa khoa Cà Mau được giao đất với diện tích 59.950 m2. Phần đất này được giao không thu tiền sử dụng đất với mục đích sử dụng làm đất cơ sở y tế và được sử dụng lâu dài.
Thực tế, tổng diện tích đất của Bệnh viện đa khoa Cà Mau được giao theo giấy chứng nhận quyền sử dụng là 62.739,5m2 (làm tròn 62.740m2) với nguyên giá là 98.711.680.000 đồng, bao gồm:
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số GCN 000002 ngày 22 tháng 01 năm 2013 diện tích sử dụng là 57.872,6m2.
- Giấy chứng nhận số GCN 000119 ngày 02 tháng 7 năm 2013 diện tích sử dụng 3.574,1m2.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số GCN 000120 ngày 02 tháng 7 năm 2013 diện tích sử dụng là 1.292,8m2.
Trong đó, cho các đơn vị tạm mượn sử dụng như sau:
+ Trung tâm PCCBXH tạm mượn sử dụng làm trụ sở làm việc là 3.574,1m2.
+ Công ty CP dịch vụ 200 giường (hợp đồng BOT do Sở Y tế ký với Công ty CP dịch vụ 200 giường) là 1.527m
1.1.3. Về xe ô tô và phương tiện vận tải: Đơn vị hiện đang quản lý tổng số 6 xe ô tô, gồm: 4 xe chuyên dụng, 2 xe gom rác để thu gom rác từ các cơ sở y tế. Tổng nguyên giá là 4.581.954.129 đồng.
1.1.4. Tài sản khác: Hiện tại đơn vị còn quản lý một số loại tài sản khác như các máy móc y khoa, trang thiết bị y tế …
Tài sản tại Bệnh viện đa khoa Cà Mau được hình thành và trang bị từ ngân sách nhà nước hoặc mua sắm từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, hiện nay một số máy móc, trang thiết bị y tế đơn vị sử dụng chưa hết công suất.
Biểu số 2: Thực trạng tài sản Bệnh viện đang quản lý (ĐVT: đồng)
 
TT Diễn giải SL Diện tích (m2) Nguyên giá Giá trị còn lại
01 Dãy nhà làm việc, công trình sự nghiệp (diện tích xây dựng) 19 93.152 128.939.650.357 87.359.271.185
02 Đất 1 62.740 98.711.680.000 98.711.680.000
03 Xe ô tô, phương tiện vận tải 6   4.581.954.129 2.119.803.759
04 Máy móc, thiết bị 1.309   224.793.054.134 67.056.948.402
05 Tài sản khác (tài sản vô hình, giếng khoan, nhà kho, sân đường nội bộ và tài sản khác) 8   19.787.970.652 8.859.789.941
TỔNG: 1.343 155.892 476.814.309.272 264.107.493.287
1.2. Tài sản đang sử dụng vào khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu:
1.2.1. Chủng loại, số lượng, nguyên giá, giá trị còn lại, thời hạn sử dụng
Biểu số 3: Danh mục tài sản công đang sử dụng kinh doanh (ĐVT: đồng)
 
TT Diễn giải SL Nguyên giá/1 đơn vị tài sản Giá trị còn lại/1 đơn vị tài sản Thời hạn sử dụng vào mục đích kinh doanh
  1. 1
Máy siêu âm trắng đen 1 1.958.387.000 400.727..975 7 năm
  1. 2
Máy siêu âm màu 1 3.280.731.000 671.307.675 7 năm
  1. 3
Máy SA màu Medison X8 1 1.511.910.000 0 7 năm
  1. 4
Máy điện tim 3 cần, Ký hiệu: ECG-2150 3 110.400.000 74.520.000 3 năm
  1. 7
HT nội soi dạ dày đại tràng 2 dây soi  EPX 4400 1 874.355.755 0 7 năm
  1. 8
HT nội soi dạ dày đại tràngEPX 4400-4C 397A042 1 1.270.220.000 0 7 năm
  1. 10
Máy CT – 6 lát cắt 1 7.812.431..250 0 7 năm
  1. 11
Máy MRI – 0.3 tesla 1 17.259.927.300 862.996.364 7 năm
  1. 12
XQ tăng sáng truyền hình 1 2.508.217.868 0 7 năm
  1. 13
Hệ thống đầu XQ KTS CR 1 720.365.000 147.402.125 7 năm
  1. 14
Hệ thống PTNS ổ bụng 2 2.015.374.000 412.388.700 7 năm
  1. 15
Hệ thống PTNS tiết niệu 1 1.032.797.000 180.739.475 7 năm
  1. 17
Máy đốt cầm máu 1 350.000.000 236.250.000 3 năm
  1. 18
Bộ cắt đốt siêu âm Harmonic GN4121750 1 977.239.000 199.964.075 7 năm
  1. 20
Bộ dụng cụ đại phẫu 2 1.323.462.000 270.808.850 7 năm
  1. 22
Máy monitor BSM-4101K 2 293.225.184 0 7 năm
  1. 24
Máy gây mê giúp thở chức năng cao+ nén khí Primus 2 1.885.338.656 0 7 năm
  1. 26
Máy gây mê giúp thở Model: Carestation 620A1 2 1.932.000.000 1.738.800.000 2 năm
  1. 28
Bàn mổ chấn thương chỉnh hình JS-002S 1 714.780.000 146.259.250 7 năm
  1. 29
Bàn mổ chỉnh hình TS-103EP 1 585.000.000 0 7 năm
  1. 30
Đèn mổ treo trần 2 887.891.000 181.681.425 7 năm
  1. 31
Dao mổ điện ARC 300     (Cắt đốt nội soi) 2 103.986.910 0 7 năm
  1. 33
Máy XQ C-Arm 1 1.712.223.369 0 7 năm
  1. 34
Máy chụp nhũ ảnh 1 1.287.993.000 64.399.650 7 năm
  1. 35
Máy hấp tiệt trùng Tº thấp 1 2.719.800.000 2.447.820.000 2 năm
  1. 36
Nồi hấp tiệt trùng 196L một cửa HS-5020G-MM12005 1 1.261.475.000 258.124.625 7 năm
  1. 37
Nồi hấp tiệt trùng 300L hai cửa HS-5035D-MM12003 1 1.957.270.000 400.499.250 7 năm
  1. 38
Máy mổ mắt phaco 1 1.777.650.000 1.599.885.000 1 năm
  1. 39
Đèn khe khám mắt SL-D7 1 603.096.000 123.406.300 7 năm
  1. 40
Bộ dụng cụ PT TMH hiển vi 1 558.422.000 114.265.100 7 năm
  1. 41
Hệ thống nội soi thanh quản-mũi Karl-Storz 1 846.690.000 0 7 năm
  1. 42
Máy ghế răng 1 788.492.000 161.342.350 7 năm
  1. 43
Máy sóng ngắn trị liệu 1 639.394.000 130.833.700 3 năm
Tổng cộng:   55.748.513.042 10.423.763.914  




1.2.2. Hình thức/phương thức sử dụng tài sản vào KCB theo yêu cầu
Sử dụng nhân sự sẵn có và một số máy móc, trang thiết bị y tế được trang bịcho Bệnh viện để thực hiện nhiệm vụ chuyên môn nhưng chưa sử dụng hết công suất, phục theo yêu cầu của bệnh nhân, ngoài giờ hành chánh.
Hình thức: Thu trực tiếp theo giá thực tế được niêm yết tại Bệnh viện.
1.2.3. Kết quả của việc sử dụng tài sản công KCB theo yêu cầu (2017-2019)
Biểu số 4: Doanh thu 3 năm 2017-2019 (ĐVT: đồng)
 
STT Diễn giải Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019  
 
A B 1 2 3  
1 Thủ thuật (cắt chỉ, nhổ răng . . .) 951.875.000 982.249.000 505.891.000  
2 Xét nghiệm 95.495.000 90.239.000 73.159.000  
3 Dịch vụ theo yêu cầu khác (sao bệnh án, y chứng, nồng độ cồn, khám sức khỏe) 232.228.600 248.460.000 212.295.000  
4 Phẫu thuật 3.560.300.000 4.324.500.000 4.460.000.000  
Tổng cộng: 4.839.898.600 5.645.448.000 5.251.345.000  

Biểu số 5: Chi phí 3 năm 2017-2019 (ĐVT: đồng)
 
TT Chi phí Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019  
 
A B 1 2 3  
I Nộp NSNN 183.316.592 115.006.560 106.791.300  
1 Thuế GTGT & TNDN 182.316.592 114.006.560 105.791.300  
2 Thuế Môn bài 1.000.000 1.000.000 1.000.000  
II Chi phí dịch vụ 2.914.654.476 3.346.387.090 3.202.287.059  
1 Chi phí tiền công, chi phí quản lý 2.695.033.069 3.109.705.520 2.997.511.952  
2 Chi phí thuốc, VTYT. 26.621.411 5.801.640 3.016  
3 Trích khấu hao tài sản (bổ sung Quỹ PTHĐSN) 192.999.996 230.879.930 204.772.091  
Tổng cộng: 3.097.971.068 3.461.393.650 3.309.078.359  
Biểu số 6: Chênh lệch thu, chi 3 năm 2017-2019 (ĐVT: đồng)
 
TT Năm Doanh thu Chi phí (bao gồm cả khấu hao tài sản) Nộp NSNN (nộp thuế) Chênh lệch thu, chi Tỷ trọng doanh thu so với nguồn thu sự nghiệp của đơn vị Tỷ trọng tiền do NSNN cấp trong tổng dự toán chi
A B 1 2 3 4= 1-2-3 5 6
1 Năm 2017 4.839.898.600 2.914.654.476 183.316.592 1.741.927.532 3,2% 24,0%
2 Năm 2018 5.645.448.000 3.346.387.090 115.006.560 2.184.054.350 2,5% 9,5%
3 Năm 2019 5.251.345.000 3.202.287.059 106.791.300 1.942.266.641 1,7% 5,0%
Tổng cộng: 15.736.691.600 9.463.328.625 405.114.452 5.868.248.523    
 
2. Phương án thực hiện KCB TYC tại Bệnh viện trong 3 năm 2020-2022
2.1. Phương án sử dụng trang thiết bị sẵn có vào KCB TYC
2.1.1. Trang thiết bị sẵn có, chưa sử dụng hết công suất

Biểu số 7: Danh mục tài sản sử dụng vào mục đích kinh doanh
 
TT Diễn giải Diện tích phòng đặt thiết bị (m2) Model Năm sử dụng SL Nguyên giá/1 đơn vị tài sản Giá trị còn lại/1 đơn vị tài sản Tỷ lệ (%) nguyên giá tài sản sử dụng vào mục đích kinh doanh so với tổng nguyên giá tài sản đang quản lý Thời hạn sử dụng vào mục đích kinh doanh
  1. 1
Máy siêu âm trắng đen 30 Sonoace-X6, Medison, Korea 2012 1 1.958.387.000 400.727..975   03 năm
  1. 2
Máy siêu âm màu 30 Sonoace-X8, Medison, Korea 2012 1 3.280.731.000 671.307.675    
  1. 3
Máy SA màu Medison X8 30 Voluson 730, GE, Mỹ 2010 1 1.511.910.000 0    
  1. 4
Máy điện tim 3 cần 30 ECG-2150, Nihon Kohden, Japan 2017 3 110.400.000 74.520.000    
  1. 7
HT nội soi dạ dày đại tràng  (2 dây soi ) 30 EPX 4400, Fujinon, Japan 2010 1 874.355.755 0    
  1. 8
HT nội soi dạ dày đại tràng EPX 4400-4C 397A042 30 EPX 4400-4C, Fujinon, Japan 2010 1 1.270.220.000 0    
  1. 9
Máy đo điện cơ 13,5 Viking Quest, Natus, USA 2017 1 785.000.000 529.875.000    
  1. 10
Máy CT – 6 lát cắt 34,5 Brilliance, Philips, Netherlands 2011 1 7.812.431..250 0    
  1. 11
Máy MRI – 0.3 tesla 51,5 Airis Vento, Hitachi, Japan 2012 1 17.259.927.300 862.996.364    
  1. 12
Máy XQ tăng sáng t/hình 34,5 Duo Diagnost, Philips, Netherlands 2010 1 2.508.217.868 0    
  1. 13
Hệ thống đầu XQ KTS CR 34,5 DirectView Max CR, Carestream, USA 2012   720.365.000 147.402.125    
  1. 14
Hệ thống PTNS ổ bụng 52 TRICAM SL II 2012 2 2.015.374.000 412.388.700    
(PM1) 5512, Karl Storz, Germany   278.743.212    
  1. 15
Hệ thống PTNS tiết niệu 52 (PM1) EPX 4200, Fujinon, Japan 2010 1 1.032.797.000 180.739.475    
  1. 16
Hệ thống PTNS  khớp gối Telecam DX-II 52 (PM3) Telecam DX II, Karl Storz, Germany 2019 1 1.499.500.000 1.349.550.000    
  1. 17
Máy đốt cầm máu 52 (PM1) Vio 300S, Erbe, Germany 2017 1 350.000.000 236.250.000    
  1. 18
Dao cắt đốt siêu âm Harmonic, GN4121750 52 (PM2) Harmonic, Johnson & Johnson, USA 2012 1 977.239.000 199.964.075    
  1. 19
Máy cắt đốt có chức năng hàn mạch FT10 52 (PM2) VL FT10 GEN, Covidien, USA 2019 1 1.790.000.000 1.611.000.000    
  1. 20
Bộ dụng cụ đại phẫu 52 (PM1) Aesculap, Germany 2012 2 1.323.462.000 270.808.850    
  1. 22
Máy monitor BSM-4101K 52 (PM 1,2) BSM-4101K, Nihon Kohden, Japan 2008 2 293.225.184 0    
  1. 24
Máy gây mê giúp thở chức năng cao+ nén khí Primus 52 (PM1,2) Primus, Drager, Germany 2011 2 1.885.338.656 0    
  1. 26
Máy gây mê giúp thở Model: Carestation 620A1 52 (PM3,4) Carestation 620A1, GE, USA 2019 2 1.932.000.000 1.738.800.000    
  1. 28
Bàn mổ chấn thương chỉnh hình JS-002S 52 (PM3) JS-002S, Jinson Medical, Korea 2012 1 714.780.000 146.259.250    
  1. 29
Bàn mổ chỉnh hình TS-103EP 52 (PM4) TS-103EP, Takeuchi, Japan 2011 1 585.000.000 0    
  1. 30
Đèn mổ treo trần 52 MarLux H5-H6 2012 2 887.891.000 181.681.425    
(PM 1,2) KLS Martin, Germany   278.743.212      
  1. 31
Dao mổ điện ARC 300     (Cắt đốt nội soi) 52 (PM1,2) ARC 300, Karl Storz, Germany 2011 2 103.986.910 0    
  1. 33
Máy XQ C-Arm 52 (PM3) BV –Endura, Philips, Netherlands 2010 1 1.712.223.369 0    
  1. 34
Máy chụp nhũ ảnh 34,5 Viola, General Medical Merate S.p.A. Italy 2012 1 1.287.993.000 64.399.650    
  1. 35
Máy hấp tiệt trùng Tº thấp 52 V - Pro Max, Sterris, USA 2019 1 2.719.800.000 2.447.820.000    
  1. 36
Nồi hấp tiệt trùng 196L một cửa, HS-5020G-MM12005
52
HS-5020G, Hanshin Medical, Korea 2012
 
1 1.261.475.000 258.124.625    
  1. 37
Nồi hấp tiệt trùng 300L hai cửa, HS-5035D-MM12003 HS-5035D, Hanshin Medical, Korea 2012 1 1.957.270.000 400.499.250    
  1. 38
Máy mổ mắt phaco
30,8 (PM6)
 
Visalis S500, Carl Zeiss, Germany 2019 1 1.777.650.000 1.599.885.000    
  1. 39
Đèn khe khám mắt            (Slit Lamp) Topcon SL-D7, Premier, USA 2012 1 603.096.000 123.406.300    
  1. 40
Bộ dụng cụ PT TMH hiển vi
52 (PM5)
OPMI Pico, Carl Zeiss, Germany 2012 1 558.422.000 114.265.100    
  1. 41
Hệ thống nội soi thanh quản-mũi Karl-Storz OTV-SI, Karl Storz, Germany 2012 1 846.690.000 0    
  1. 42
Máy ghế răng 13,5 Taurus, Dentech, Vietnam 2012 1 788.492.000 161.342.350    
  1. 43
Máy sóng ngắn trị liệu 30,8 Ultratherm-1008, Gbo, Germany 2012 1 639.394.000 130.833.700    
Tổng cộng:         59.822.613.042 13.914.188.914 12.5 03 năm
PM: Phòng mổ. Tổng cộng 06 phòng mổ cho các chuyên khoa ngoại
 
2.1.2. Sự cần thiết của việc KCB theo yêu cầu
Các máy móc và thiết bị sẵn có của Bệnh viện được đầu tư từ ngân sách nhà nước để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, nhưng hiện tại chưa sử dụng hết công suất. Sử dụng các thiết bị, dụng cụ này vào KCB TYC sẽ giúp phát huy tối đa hiệu quả sử dụng tài sản, đồng thời tạo thêm chi phí bảo dưỡng, sửa chữa hoặc mua sắm mới tài sản sau khi thực hiện đầy đủ chi trả cho người lao động và nghĩa vụ về thuế, phí, lệ phí cũng như các nghĩa vụ tài chính khác với Nhà nước. Việc này cũng  phù hợp hoàn toàn với điểm a, khoản 1, Điều 56, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công (15/2017/QH14).
Nhiều người bệnh có nhu cầu muốn sử dụng các công nghệ, phương tiện, trang thiết bị y tế tốt nhất có thể trong phạm vi Bệnh viện. Họ cũng muốn được điều trị hoặc chăm sóc sức khỏe thông qua việc chọn lựa dịch vụ, phương pháp điều trị, thầy thuốc giỏi nhiều kinh nghiệm, có uy tín mà họ đặt niềm tin.
Song song với yêu cầu về chất lượng cao nhất, người bệnh còn muốn mình được phục vụ ngay, nhanh nhất vì trong kinh tế thị trường thời gian là vàng bạc. Họ muốn nhanh chóng phục hồi sức khỏe trở về công việc nhanh nhất có thể. Tất các yếu tố đó đúng với thực tế, nhu cầu con người, không vi phạm nguyên tắc chuyên môn, phù hợp trong quản lý ngành mà người bệnh và gia đình người bệnh sẵn sàng chi trả để được phục vụ như ý muốn. Thực tế, dịch vụ KCB theo yêu cầu thường được yêu cầu bởi những người bệnh có thu nhập khá trở lên.
Giá dịch vụ KCB Bệnh viện đa khoa Cà Mau đang áp dụng theo Thông tư số 39/2018/TT-BYT ngày 30/11/2018 Quy định thống nhất và Thông tư số 13/2019/TT-BYT ngày 05/7/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2018/TT-BYT; Nghị quyết số 22/2019/NQ-HĐND ngày 06 tháng 12 năm 2019 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Cà Mau về giá một số dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của quỹ bảo hiểm y tế trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Khung giá của Bộ Y tế chỉ tính toán trên cơ sở chi phí trực tiếp và tiền lương mà chưa tính đến chi phí gián tiếp khác như: dịch vụ theo yêu cầu về thời gian, lựa chọn bác sĩ và các dịch vụ tiện ích khác. Giá các dịch vụ KCB theo khung giá Bộ Y tế là giá dịch vụ y tế cơ bản, mặt bằng chung, phục vụ cho đối tượng bệnh nhân sử dụng BHYT hoặckhông có BHYT với thu nhập trung bình, giá chưa bao gồm các dịch vụ KCB theo yêu cầu, tiện ích cộng thêm. Giá dịch vụ KCB theo yêu cầu hiện nay áp dụng theo Đề án từ 2012 là khá thấp và có nhiều dịch vụ kỹ thuật có giá thấp hơn giá các dịch vụ kỹ thuật cùng loại của các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Điều này gây ra tình trạng bất bình đẳng ngược cho Bệnh viện vì một số giá dịch vụ thấp, dẫn đến tình trạng giảm nguồn kinh phí, gây khó khăn trong việc tái đầu tư phát triển chuyên môn, kỹ thuật, hạn chế thu nhập cho cán bộ viên chức và người lao động.
Điều kiện làm việc của cán bộ viên chức và người lao động Bệnh viện đa khoa Cà Mau hiện tại rất khó khăn và chịu nhiều áp lực, vất vả. Với cường độ làm việc áp lực công việc cao, tua trực dày, nguy cơ và rủi ro nghề nghiệp, một số viên chức và người lao động đã bỏ ra làm việc tại các cơ sở y tế tư nhân, tìm môi trường làm việc mới, có thu nhập cao. Từ đó, gây tình trạng thiếu nhân lực, đặc biệt là bác sĩ tại một số khoa, làm ảnh hưởng đến chất lượng KCB tại Bệnh viện.

Để khuyến khích nhân viên y tế, thu hút các chuyên gia, thầy thuốc giỏi đòi hỏi phải có thu nhập tăng thêm ở mức độ chấp nhận được. Tuy nhiên, với khung giá dịch vụ KCB của Bộ Y tế ban hành thì việc tự chủ đảm bảo có nguồn chênh lệch thu lớn hơn chi tại Bệnh viện là vấn đề nan giải. Vì vậy, để có thêm nguồn kinh phí nhằm tăng thu tạo thu nhập tăng thêm cho người lao động thì việc thực hiện dịch vụ KCB theo yêu cầu tại Bệnh viện đa khoa Cà Mau là một trong những giải pháp thực tế căn cơ và khả thi nhất hiện nay.
Năm 2020, Bệnh viện đã tự chủ hoàn toàn chi phí hoạt động thường xuyên. Do vậy, Bệnh viện sẽ cần nhiều nguồn lực đầu tư thực hiện những mục tiêu y tế ưu tiên, mũi nhọn, nhằm giữ chân bác sĩ, thầy thuốc giỏi và đủ điều kiện tăng cường hợp tác với các chuyên gia từ các đơn vị khác . . .Vấn đề này đòi hỏi Bệnh viện cần có các nguồn lực tài chính mạnh mẽ để tăng thu nhập cho người lao động trong Bệnh viện và mở rộng cơ sở vật chất đáp ứng nhiều hơn nữa nhu cầu người bệnh và thân nhân người bệnh.
Từ những vấn đề cần thiết thực tế nêu trên, việc xây dựng Đề án KCB TYC tại Bệnh viện đa khoa Cà Mau là một nhu cầu phù hợp, hết sức cần thiết cần phải triển khai tại BVĐK Cà Mau phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao.
2.1.3. Thời gian đề xuất thực hiện Đề án
Thời gian thực hiện Đề án đề nghị là 3 năm (giai đoạn 2020-2022). Đề án sẽ được xây dựng lại hoặc điều chỉnh, bổ sung sau 3 năm hoạt động và cũng là thời gian cần thiết để xác định lại chất lượng, số lượng nguồn tài sản cũng như cập nhật các biến đổi có thể về giá khám chữa bệnh.
2.1.4. Phương thức hoạt động của Đề án
2.1.4.1.Nguyên tắc chung:
Phù hợp với chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đáp ứng nhu cầu đa dạng và khả năng chi trả của người sử dụng dịch vụ. Mức giá của các dịch vụ được thực hiện theo nguyên tắc tính đúng, tính đủ chi phí hợp lý và có tích lũy để tái đầu tư và phát triển, phù hợp với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Công khai, minh bạch danh mục dịch vụ kỹ thuật cung cấp, khả năng đáp ứng và mức giá của từng loại dịch vụ để người dân, người bệnh biết, lựa chọn sử dụng dịch vụ trên cơ sở thỏa thuận, tự nguyện giữa người sử dụng dịch vụ và đơn vị.
Bệnh viện hạch toán và theo dõi riêng doanh thu, chi phí và phản ánh đầy đủ trên sổ kế toán, báo cáo tài chính của đơn vị; thực hiện tính, trích khấu hao tài sản vào chi phí của dịch vụ theo chế độ khấu hao áp dụng cho doanh nghiệp nhà nước; thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với Nhà nước theo quy định của pháp luật.
2.1.4.2. Tổ chức và quy chế hoạt động khám chữa bệnh theo yêu cầu:
- Hệ thống khám chữa bệnh theo yêu cầu gồm Khoa Dịch vụ (điều trị theo yêu cầu) và các khoa liên quan tùy theo dịch vụ khám chữa bệnh được yêu cầu.
- Nguồn nhân lực: có hai nguồn bao gồm nguồn nhân lực của Bệnh viện và các chuyên gia ngoài bệnh viện có đủ trình độ chuyên môn thông qua ký hợp đồng lao động (Nghị định 85/2012/NĐ-CP) đảm bảo nguồn nhân lực có chứng chỉ hành nghề hoạt động theo quy định.
- Quy chế hoạt động chuyên môn: theo Quy chế khám điều trị theo yêu cầu của Bộ Y tế (Quy chế bệnh viện 1997).
- Thời gian thực hiện khám chữa bệnh theo yêu cầu: ngoài giờ hành chính đối với các ngày làm việc trong tuần cộng thêm thứ Bảy,Chủ nhật và các ngày Lễ. Trường hợp cần thiết thực hiện trong giờ hành chính theo yêu cầu đặc biệt của bệnh nhân thì phải do ê kíp bác sĩ và nhân viên ra trực đảm trách.
- Quản lý kinh tế y tế theo Nghị định 85/2012/NĐ-CP
2.1.5. Phương án tài chính của Đề án
2.1.5.1. Phương án xây dựng giá dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu:
 
 
+
+
=
Giá KCB theo yêu cầu
Giá KCB tăng cường
Giá KCB cơ bản
Giá dịch vụ tiện ích ngoài y tế
Các dịch vụ kỹ thuật đưa vào Đề án đều thuộc danh mục kỹ thuật được Bộ Y tế ban hành. Giá dịch vụ KCB theo yêu cầu là dịch vụ có tính chất phục vụ theo yêu cầu người bệnh như: khám hoặc nhận dịch vụ kỹ thuật theo ngày giờ yêu cầu, khám bệnh tại nhà, chọn nhân viên y tế phục vụ hay chọn bác sĩ khám hoặc thực hiện thủ thuật, phẫu thuật. Do các dịch vụ này chưa được tính trong mức giá DVKT quy định của Bộ Y tế (chỉ mới tính chi phí trực tiếp thực hiện DVKT và tiền lương) nên mức giá KCB TYC sẽ được tính là mức giá khám chữa bệnh cơ bản của Bộ Y tế quy định cộng thêm hao phí lao động và một số chi phí thực tế khác.
Giá dịch vụ KCB cơ bản là giá các dịch vụ KCB quy định trong Thông tư số 39/2018/TT-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định mức tối đa khung giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ bảo hiểm y tế trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước; Thông tư số 13/2019/TT-BYT ngày 05/7/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2018/TT-BYT và Nghị quyết số 22/2019/NQ-HĐND ngày 06/12/2019 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Cà Mau đối với bệnh nhân không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ bảo hiểm y tế.
Các DVKT theo yêu cầu xây dựng còn dựa theo các quy định của Nghị định 85/2012/NĐ-CP ngày 15/10/2012 của Chính phủ về cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập và giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của các cơ sở khám chữa bệnh công lập, trong đó Bệnh viện được phép tổ chức các hoạt động dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của xã hội phù hợp với lĩnh vực chuyên môn, khả năng của đơn vị và đúng với quy định của pháp luật (Khoản 1 Điều 6 Nghị định 85/2012/NĐ-CP). Đơn vị được quyết định các khoản thu, mức thu theo nguyên tắc bảo đảm đủ bù đp chi phí và có tích lũy. Đơn vị phải mở sổ kế toán theo dõi, hạch toán riêng doanh thu, chi phí và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đi với ngân sách nhà nước theo quy định (Khoản 4 Điều 14 Nghị định 85/NĐ-CP).
- Giá xây dựng có tham khảo và hiệu chỉnh theo Thông tư 25/2014/TT-BTC ngày 17/02/2014 quy định phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ. Phương pháp định giá DVKT là áp dụng Phương pháp So sánh, theo đó, căn cứ vào kết quả phân tích, so sánh giữa mức giá và các đặc điểm kinh tế, kỹ thuật ảnh hưởng lớn đến mức giá đăng ký và niêm yết của DVKT có tên giống nhau từ 03 bệnh viện trong cùng khu vực được chọn là Bệnh viện đa khoa An Giang, Bệnh viện Hoàn Mỹ Minh Hải và Bệnh viện đa khoa Thanh Vũ Bạc Liêu. Trường hợp không có tên giống nhau thì xác định DVKT tương tự về các đặc tính cơ bản như: mục đích DVKT, hạng của thủ thuật hoặc phẫu thuật, số nhân lực và độ khó để thực hiện . . . Do không thể xác định được tỷ lệ điều chỉnh và mức điều chỉnh cụ thể của các yếu tố so sánh của các cấu phần tạo nên giá DVKT nên cơ sở tính toán và đưa ra kết luận về mức giá của DVKT cần định giá trong trường hợp này sẽ dựa trên mức giá cơ bản quy định bởi Bộ Y tế, trình độ chuyên môn và tay nghề của ê kíp thực hiện DVKT cũng như uy tín, thương hiệu của Bệnh viện trong phạm vi tỉnh nhà. Tuy nhiên, vì BVĐK Cà Mau là bệnh viện công lập, vẫn còn nhận một phần ngân sách để đầu tư trang thiết bị chuyên môn, nên đa số mức giá đề nghị sau khi điều chỉnh trong Đề án này thấp hơn mức giá tương ứng của các bệnh viện trên cùng địa bàn 5 – 10% (Phụ lục).
Giá dịch vụ khám chữa bệnh tăng cường là giá các tiện ích, dịch vụ tăng thêm chưa được cơ cấu trong giá KCB ở các Thông tư 39/2018/TT-BYT; Thông tư 13/2019/TT-BYT và Nghị quyết số 22/2019/NQ-HĐND như:
- Nộp NSNN (thuế);
- Chi phí nguy cơ rủi ro nghề nghiệp;
- Khấu hao tài sản tích lũy đầu tư phát triển;
- Chi phí quản lý và quản lý kinh tế y tế;
- Chi phí bảo hộ lao động;
- Chi phí an ninh trật tự
- Chi phí quảng bá và chăm sóc khách hàng
- Chi phí hỗ trợ người nghèo
- Tích lũy, kết dư dùng để bổ sung kinh phí hoạt động.
- Chọn thuốc, chọn lựa vật tư y tế theo yêu cầu (ngoài thầu)
- Chi phí công lao động theo yêu cầu
- Chọn lựa kỹ thuật thẩm mỹ và chọn lựa bác sĩ điều trị
Việc xây dựng mức g tăng thêm này là do các phẫu thuật và thủ thuật có sự tham gia của ê kíp thực hiện theo yêu cầu, ngoài giờ hành chính gồm nhiều nhân viên như bác sĩ phẫu thuật, bác sĩ gây mê và hồi sức, phụ mổ, y sĩ dụng cụ và hộ lý (còn gọi là chi phí công/hao phí lao động ngoài giờ).
Danh mục các dịch vụ kỹ thuật KCB theo yêu cầu và giá đề nghị được cụ thể trong phụ lục kèm theo (Phụ Lục). Các giá đề nghị này sẽ được điều chỉnh cập nhật theo các quy định của ngành và địa phương khi có các văn bản pháp quy điều chỉnh ban hành sau khi Đề án đi vào hoạt động.
2.1.5.2. Phương án hạch toán kế toán:
Theo dõi và hạch toán riêng doanh thu, chi phí, đồng thời tổng hợp chung vào báo cáo tài chính của đơn vị hàng năm.
Các khoản thu từ giá chênh lệch tăng thêm của dịch vụ KCB theo yêu cầu được phân phối như sau:
- Nộp thuế TNDN, lập Quỹ Rủi ro,bổ sung Quỹ Phát triển sự nghiệp và phân chia cho ê kíp tham gia. Số dư còn lại bổ sung kinh phí hoạt động, trích lập các quỹ theo quy định Nhà nước.


2.1.5.3. Phương án chi (đối với nhân viên y tế trực tiếp tham gia, tỷ lệ % trên giá dịch vụ thu thêm chênh lệch)
a. Khám bệnh
 
STT Nội dung Tỷ lệ (%)
1 Bác sĩ trực tiếp khám bệnh(*) 40
2 Điều dưỡng tham gia 10
3 Chi phí quản lý, điều hành 10
4 Khấu hao tài sản, thiết bị 10
5 Phần còn lại bổ sung kinh phí hoạt động 30
(*) Bác sĩ khám chuyên khoa lần 2 sẽ được chi bằng Bs trực tiếp khám lần đầu từ phần chênh lệch thu thêm. Phần còn lại bổ sung kinh phí hoạt động đơn vị.

b.Thủ thuật nắn bó bột, tiểu phẫu, thay băng, tiêm thuốc, truyền dịch, truyền đạm, tiêm ngừa…
 
STT Nội dung Tỷ lệ (%)
1 Người trực tiếp 40
2 Người phụ (hộ lý) 10
3 Quản lý điều hành 10
4 Khấu hao tài sản, thiết bị 10
5 Phần còn lại bổ sung kinh phí hoạt động 30

c. Các kỹ thuật CLS (Xét nghiệm, Siêu âm, X-quang, Nội soi thường quy . . .)
 
STT Nội dung Tỷ lệ (%)
1 Người trực tiếp 30
2 Người phụ 10
3 Quản lý điều hành 10
4 Khấu hao tài sản, thiết bị 10
5 Phần còn lại bổ sung kinh phí hoạt động 40
d.Khám và điều trị nha khoa:
 
STT Nội dung Tỷ lệ (%)
1 Người trực tiếp 30
2 Người phụ 10
3 Quản lý điều hành 10
4 Khấu hao tài sản, thiết bị 10
5 Phần còn lại bổ sung kinh phí hoạt động 40
e.Phẫu thuật:
 
STT Nội dung Tỷ lệ (%)
1 Phẫu thuật viên chính 25
2 Phụ mổ 8
3 Bác sĩ gây mê chính 15
4 Kỹ thuật viên gây mê 08
5 Phụ dụng cụ 04
6 Chăm sóc hậu phẫu
(Phương thức chia do Khoa GMHS quyết định)
02
7 Khoa giới thiệu người bệnh phẫu thuật theo yêu cầu 06
8 Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn 01
9 Quản lý điều hành 05
10 Khấu hao tài sản, thiết bị 10
11 Phần còn lại bổ sung kinh phí hoạt động 16

       2.1.5.4 Một số lưu ý:
Trường hợp người bệnh chọn bác sĩ trực tiếp thực hiện phẫu thuật, thủ thuật thì mức bệnh nhân phải đóng thêm cho từng loại phẫu thuật, thủ thuật và ngoài tỷ lệ % được hưởng mức tiền công như trên, phẫu thuật viên chính còn được hưởng thêm mức phụ cấp 50% số tiền đóng thêm cho yêu cầu này từ bệnh nhân, cụ thể:
 
STT Nội dung Mức BN đóng thêm Mức PTV nhận thêm
1 Phẫu thuật loại đặc biệt 500.000đ 250.000đ
2 Phẫu thuật loại I 400.000đ 200.000đ
3 Phẫu thuật loại II 300.000đ 150.000đ
4 Phẫu thuật loại III 200.000đ 100.000đ
5 Thủ thuật loại đặc biệt 250.000đ 125.000đ
6 Thủ thuật loại I 200.000đ 100.000đ
7 Thủ thuật loại II 150.000đ 75.000đ
8 Thủ thuật loại III 100.000đ 50.000đ

- Năm mươi phần trăm (%) còn lại sẽ bổ sung kinh phí hoạt động Bệnh viện.
- Trường hợp mời chuyên gia ngoài Bệnh viện chi phí chi trả cho chuyên gia sẽ bằng chi phí chi trả cho bác sĩ thực hiện phẫu thuật/thủ thuật tương ứng cộng với chi phí chọn lựa chuyên gia trực tiếp thực hiện như quy định bên trên.


Biểu số 8: Phương án doanh thu, chi phí 3 năm 2020-2022 (ĐVT: đồng)
 
TT Nội dung Số tiền/năm
2020 2021 2022
I Doanh thu (DV KCB TYC) 7.000.000.000 7.700.000.000 8.400.000.000
II Chi phí 5.110.000.000 5.621.000.000 6.132.000.000
1 Chi phí nhân công,  quản lý 4.200.000.000 4.620.000.000 5.040.000.000
2 Khấu hao tài sản 700.000.000 770.000.000 840.000.000
3 Trích Quỹ rủi ro (rủi ro KCB) 140.000.000 154.000.000 168.000.000
4 Chi phí khác 70.000.000 77.000.000 84.000.000
III Các khoản phải nộp (nộp thuế) 140.000.000 154.000.000 168.000.000

2.2. Đánh giá sơ bộ hiệu quả của phương án kinh doanh
- Sử dụng một phần cơ sở và thiết bị y tế cho trong KCB TYC khi các tài sản này chưa sử dụng hết công năng rõ ràng sẽ làm giảm lãng phí và tăng hiệu năng trong việc quản lý sử dụng tài công cho Nhà nước.
- Sự phối hợp tài sản công với các nguồn tài sản xã hội hóa sẽ đa dạng hóa các dịch vụ khám chữa bệnh cho nhiều tầng lớp nhân dân trong nhu cầu chăm sóc sức khỏe theo yêu cầu.
- Thực hiện các dịch vụ trên sẽ mang lại thuận lợi cho bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, nâng cao và đáp ứng sự hài lòng của người bệnh đồng thời bệnh viện cũng có thêm nguồn thu bổ sung kinh phí hoạt động cho Bệnh viện.
- Doanh thu từ hoạt động sử dụng một số tài sản công tại Bệnh viện đa khoa Cà Mau vào mục đích kinh doanh trong năm đầu ước tính đạt khoảng 7 tỷ đồng/năm, chiếm khoảng 2.3% nguồn thu của đơn vị. Sau khi nộp 10% thuế vào ngân sách nhà nước, đơn vị trích để lại và bổ sung nguồn theo quy định góp phần tăng đáng kể nguồn thu cho đơn vị, từ đó giữ được mức lương tăng thêm cho viên chức và người lao động.
2.2.1. Dự kiến doanh thu, chi phí, số nộp ngân sách nhà nước, chênh lệch thu chi và tỷ trọng nguồn thu
Biểu số 9: Dự kiến doanh thu 3 năm 2020-2022 (ĐVT: đồng)
 
STT Diễn giải Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022  
 
A B 1 2 3  
  Thu dịch vụ KCB TYC 7.000.000.000 7.700.000.000 8.400.000.000  
Tổng cộng: 7.000.000.000 7.700.000.000 8.400.000.000  
Biểu số 10:  Dự kiến chi phí 3 năm 2020-2022 (ĐVT: đồng)
 
TT Chi phí Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 Ghi chú  
 
A B 1 2 3 4  
I Nộp NSNN (thuế) 140.000.000 154.000.000 168.000.000 2% TNDN  
II Chi phí dịch vụ 5.110.000.000 5.621.000.000 6.132.000.000    
1 Chi phí nhân công, chi phí quản lý 4.200.000.000 4.620.000.000 5.040.000.000 Tạm tính 60%  
2 Quỹ rủi ro (rủi ro trong KCB) 140.000.000 154.000.000 168.000.000 Tạm tính 2%  
3 Chi phí khác 70.000.000 77.000.000 84.000.000 Tạm tính 1%  
4 Trích khấu hao tài sản 700.000.000 770.000.000 840.000.000 Tạm tính 10%  
Tổng cộng: 5.250.000.000 5.775.000.000 6.300.000.000    

Biểu số 11: Dự kiến chênh lệch thu, chi 3 năm 2020-2022 (ĐVT: đồng)
 
Năm Doanh thu Chi phí (bao gồm: khấu hao tài sản, Quỹ rủi ro, chi phí nhân công …) Nộp NSNN (nộp thuế) Chênh lệch thu, chi Tỷ trọng nguồn thu sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh trong tổng nguồn thu sự nghiệp của đơn vị Dự kiến số tiền do NSNN cấp Tỷ trọng tiền do NSNN cấp trong tổng dự toán chi
1 2 3 4 5= 2-3-4 6 7 8
Năm 2020 7.000.000.000 5.110.000.000 140.000.000 1.750.000.000 2,33% Do đơn vị được phân loại “Đơn vị có nguồn thu tự đảm bảo chi phí HĐTX” nên NSNN không cấp  
Năm 2021 7.700.000.000 5.621.000.000 154.000.000 1.925.000.000 2,44%
Năm 2022 8.400.000.000 6.132.000.000 168.000.000 2.100.000.000 2,54%
Tổng cộng: 23.100.000.000 16.863.000.000 462.000.000 5.775.000.000  

2.2.2. Số lượng, chất lượng, mức giá dịch vụ KCB theo yêu cầu đề xuất
          Xem Phụ lục đính kèm

III. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ ĐỂ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

Trong công tác KCB cho nhân dân, việc triển khai thực hiện dịch vụ KCB theo yêu cầu chủ yếu phục vụ nhu cầu của bệnh nhân và khai thác các tiện ích, trang thiết bị sẵn có chưa sử dụng hết công suất tại Bệnh viện đa khoa Cà Mau. Dịch vụ KCB theo yêu cầu là nhu cầu hết sức cần thiết, phù hợp với chức năng nhiệm vụ KCB tại Bệnh viện đa khoa Cà Mau.
Việc tổ chức thực hiện dịch vụ KCB theo yêu cầu nhằm đem lại các dịch vụ, tiện ích cho bệnh nhân, người nhà bệnh nhân. Bên cạnh đáp ứng được sự hài lòng của người bệnh (đặc biệt là đối tượng có thu nhập, kinh tế cao), dịch vụ này sẽ tạo thêm nguồn thu cho Bệnh viện để tạo thu nhập tăng thêm cho người lao động, trích lập các quỹ và phát triển y tế, từng bước khẳng định thương hiệu cho Bệnh viện.
Bệnh viện đa khoa Cà Mau kiến nghị các cấp, các ngành xem xét, hướng dẫn và phê duyệt Đề án, tạo điều kiện và góp phần cho Bệnh viện hoàn thành tốt nhiệm vụ KCB cho nhân dân tỉnh nhà ./.

Nơi nhận:
- Sở Y tế
- Sở Tài chính
- Lưu VT.

GIÁM ĐỐC
 

file chi tiết: ĐA_KCB-theo_CV-2523_STC_v5.docx

Tổng số điểm của bài viết là: 3 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây